BỒI DƯỠNG SAU ĐẠI HỌC VỀ SIÊU ÂM TIM - MẠCH MÁU

BỒI DƯỠNG SAU ĐẠI HỌC VỀ SIÊU ÂM TIM - MẠCH MÁU

(6)
Số tiết học: 654
Khai giảng:
Loại hình đào tạo: Bồi dưỡng Sau Đại học
Hình thức học: Trực tiếp

Siêu âm là một trong những phương pháp cận lâm sàng quan trọng, có vai trò lớn trong hỗ trợ chẩn đoán, điều trị và tiên lượng các bệnh lý tim cũng như mạch máu. Hiện nay, các máy siêu âm đã được trang bị rộng khắp ở các tuyến cơ sở, đòi hỏi có sự đào tạo năng lực siêu âm tim mạch cho các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch hoặc chuyên khoa Hình ảnh học.


Lịch khai giảng
Mã khóa Tên khóa Lịch học Thời gian Địa chỉ học
SHC_105 BỒI DƯỠNG SAU ĐẠI HỌC VỀ SIÊU ÂM TIM - MẠCH MÁU

Thứ 2, 3, 4, 5, 6 ( - )
hàng tuần

06/09/2022 00:00 - 17/03/2023 00:00

SAT-MM, K7 BỒI DƯỠNG SAU ĐẠI HỌC VỀ SIÊU ÂM TIM - MẠCH MÁU, KHÓA 07

02/03/2023 00:00 - 18/08/2023 00:00

Mục tiêu khóa học

Kiến thức:

1. Trình bày nguyên lý hoạt động của siêu âm tim, siêu âm mạch máu.

2. Nhắc lại kiến thức bệnh học của các bệnh tim mạch cần làm siêu âm.

3. Biết chỉ định của các trường hợp siêu âm tim mạch để tránh lạm dụng.

4. Giải thích mục đích siêu âm trong tầm soát và trong từng bệnh lý tim mạch cụ thể.

Kỹ năng:

5. Thu thập, điều chỉnh mặt cắt và các thông số đo đạc của tim mạch bình thường và một số bệnh lý tim mạch thường gặp.

6. Nhận diện hình ảnh và số đo bình thường hay bệnh lý.

7. Thực hiện các bước siêu âm tim mạch theo đúng quy trình.

8. Định hướng nghiên cứu sau khóa học.

Thái độ:

9. Rèn luyện sự chính xác, tỉ mỉ, toàn diện.

10. Nhận thức tầm quan trọng của siêu âm trong hỗ trợ chẩn đoán, điều trị, tiên lượng.

11. Thấu cảm tâm lý người bệnh khi được làm siêu âm.

Đối tượng đăng ký

- Đã tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa.

- Có giấy giới thiệu hoặc quyết định cử đi học của cơ quan công tác (đối với Bác sĩ đang công tác tại các cơ sở y tế).

Nội dung khóa học

1. Lý thuyết (54 tiết)

STT

Tên bài giảng

Giảng viên

Số tiết

01

Nguyên lý và Kỹ thuật siêu âm tim

PGS.TS. Trần Kim Trang

02

02

Tim bình thường ở người lớn

PGS.TS. Trần Kim Trang

02

03

Hẹp van hai lá

TS. Tạ Thị Thanh Hương

02

04

Hở van hai lá

TS. Tạ Thị Thanh Hương

02

05

Hẹp van động mạch chủ

TS. Tạ Thị Thanh Hương

02

06

Hở van động mạch chủ

TS. Tạ Thị Thanh Hương

02

07

Rối loạn chức năng tâm thu thất trái

ThS. Nguyễn Xuân Tuấn Anh

02

08

Rối loạn chức năng tâm trương thất trái

ThS. Nguyễn Xuân Tuấn Anh

02

09

Áp lực động mạch phổi

ThS. Lê Hoài Nam

02

10

Thông liên thất

GS.TS. Trương Quang Bình

02

11

Thông liên nhĩ

GS.TS. Trương Quang Bình

02

12

Còn ống động mạch

GS.TS. Trương Quang Bình

02

13

Hẹp van động mạch phổi

ThS. Nguyễn Trường Duy

02

14

Bệnh mạch vành

PGS.TS. Hoàng Văn Sỹ

02

15

Bệnh cơ tim

PGS.TS. Châu Ngọc Hoa

02

16

Bệnh màng ngoài tim

PGS.TS. Châu Ngọc Hoa

02

17

Nguyên lý siêu âm mạch máu

PGS.TS. Hoàng Văn Sỹ

02

18

Siêu âm động mạch thận

PGS.TS. Hoàng Văn Sỹ

02

19

Siêu âm động mạch chủ, cảnh, cột sống và ngoại biên

TS. Đinh Hiếu Nhân

02

20

Siêu âm tĩnh mạch

TS. Đinh Hiếu Nhân

02

21

Video

ThS.Nguyễn Ngọc Thanh Vân

02

22

Khối u trong tim

ThS. Lê Hoài Nam

02

23

Rối loạn chức năng tâm thất phải

ThS. Nguyễn Đình Quốc Anh

02

24

Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng

PGS.TS. Trần Kim Trang

02

25

Siêu âm tim gắng sức

PGS.TS. Hoàng Văn Sỹ

02

26

Tâm phế

ThS. Trần Công Duy

02

27

Video

PGS.TS. Trần Kim Trang

02

2. Thực hành (600 tiết)

- 20 tuần, sau 02 tuần đầu học lý thuyết nền và trước 02 tuần cuối ôn, thi.

- Nhóm 03 học viên/máy siêu âm x 10 nhóm.

- Kiến tập:

+ Buổi sáng (07g00 – 09g00) tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy

+ Tổng số tiết kiến tập: 02 tiết/buổi x 03 buổi sáng/tuần x 20 tuần = 120 tiết.

- Thực tập (13g30 – 16g30):

+ Tổng số tiết thực tập tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy: 03 tiết/buổi x 01 buổi chiều/tuần x 20 tuần = 60 tiết.

+ Tổng số tiết thực tập tại Đơn vị lưu trữ và xử lý hình ảnh y khoa (PACS): 03 tiết/buổi x 1 buổi chiều/ tuần x 20 tuần = 60 tiết.

- Tổng số tiết tự học:

+ 03 tiết/buổi x 10 buổi chiều 02 tuần đầu chưa thực tập + 60 buổi chiều 20 tuần sau = 210 tiết.

+ 02 tiết/buổi x 10 buổi sáng 2 tuần đầu chưa kiến tập + 40 buổi sáng 20 tuần sau= 100 tiết.

+ 05 tiết/ngày x 10 ngày cuối thi và ôn thi = 50 tiết/ nhóm.

Danh sách giảng viên

STT

Lý thuyết

Thực hành

01

PGS.TS.BS. Châu Ngọc Hoa

TS.BS. Đinh Hiếu Nhân

02

GS.TS.BS. Trương Quang Bình

PGS.TS.BS Hoàng Văn Sỹ

03

PGS.TS.BS Trần Kim Trang

ThS.BS. Lê Hoài Nam

04

TS.BS. Tạ Thị Thanh Hương

ThS.BS. Trần Ngọc Thái Hòa

05

PGS.TS.BS. Hoàng Văn Sỹ

ThS.BS. Nguyễn Đức Khánh

06

TS.BS. Đinh Hiếu Nhân

ThS.BS. Nguyễn Công Duy

07

ThS.BS. Nguyễn Xuân Tuấn Anh

ThS.BS. Nguyễn Trường Duy

08

ThS.BS. Lê Hoài Nam

BSCKII. Bùi Cao Mỹ Ái

09

ThS.BS. Nguyễn Công Duy

BSCKI. Trần Thanh Tuấn

10

ThS.BS. Nguyễn Trường Duy

BSCKI. Văn Thị Bích Thủy

11

ThS.BS. Nguyễn Đinh Quốc Anh

ThS.BS.Lê Nguyễn Xuân Điền

12

 

ThS.BS.Nguyễn Ngọc Thanh Vân

13

 

ThS.BS. Nguyễn TrầnTuyết Trinh

14

 

ThS.BS Nguyễn Đinh Quốc Anh

15

 

ThS.BS Trần Đại Cường

16

 

ThS.BS Nguyễn Minh Kha

 

Địa điểm học

- Lý thuyết: Trung tâm Đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

- Thực hành:

+ Phòng Siêu âm Tim, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Cơ sở 1 (Khu A và B).

+ Đơn vị lưu trữ và xử lý hình ảnh y khoa (PACS), Trung tâm Đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

+ Khoa Tim mạch, Lầu 7B3 Bệnh viện Chợ Rẫy.

Cùng chủ đề