ĐIỀU TRỊ BẰNG TỪ TRƯỜNG XUYÊN SỌ

ĐIỀU TRỊ BẰNG TỪ TRƯỜNG XUYÊN SỌ

Số tiết học: 520
Khai giảng:
Lịch học: Thứ 2, 3, 4, 5, 6 ( - ) Hàng tuần
Loại hình đào tạo: Bồi dưỡng Sau Đại học
Hình thức học: Trực tiếp
Địa chỉ học: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Kích thích từ trường xuyên sọ (Transcranial Magnetic Stimulation – TMS) là kỹ thuật sử dụng tác dụng của điện từ trường xuyên qua xương sọ, tác động đến các tế bào thần kinh ở vỏ não với mục đích tăng cường hoạt động điện sinh lý của tế bào thần kinh, tái tạo đường liên hệ giữa các vùng chức năng của vỏ não. Đây là kích thích không xâm lấn, không bị trở ngại bởi tổ chức mỡ hay xương và không gây khó chịu, được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán và điều trị. Khóa học nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong điều trị bệnh thần kinh mạn tính.


Lịch khai giảng
Mã khóa Tên khóa Lịch học Thời gian Địa chỉ học
TMSK1-UMC ĐIỀU TRỊ BẰNG TỪ TRƯỜNG XUYÊN SỌ, KHÓA 01

Thứ 2, 3, 4, 5, 6 ( - )
hàng tuần

18/03/2024 00:00 - 14/06/2024 00:00

Mục tiêu khóa học

-        Mục tiêu của khóa học: Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, học viên có đủ năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh lý thần kinh bằng kích thích từ trường xuyên sọ.

-        Mục tiêu cụ thể: Đạt được mục tiêu của từng bài giảng và đủ chỉ tiêu tay nghề

      Kiến thức:

1.     Trình bày được nguyên tắc kỹ thuật kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) trong bệnh lý thần kinh

2.     Trình bày được ứng dụng TMS trong bệnh lý thần kinh

3.     Trình bày được an toàn của TMS

4.     Phân tích các tác dụng phụ của TMS

5.     Trình bày được vai trò và ứng dụng TMS trong điều trị đau đầu và đau thần kinh

6.     Trình bày được vai trò và ứng dụng TMS trong điều trị bệnh sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức

7.     Trình bày được vai trò và ứng dụng TMS trong điều trị di chứng sau đột quỵ não

8.     Trình bày được vai trò và ứng dụng TMS trong điều trị rối loạn vận động

9.     Trình bày được vai trò và ứng dụng TMS trong quản lý những rối loạn thần kinh mạn tính

10.  Trình bày được phương pháp lựa chọn vị trí mục tiêu điều trị

11.  Trình bày được cách thức, tần suất, cường độ, liệu trình điều trị

12.  Phân tích cơ chế trị liệu của kích thích từ trường ngoại biên (PMS)

13.  Xác định được các tình trạng bệnh lý có thể hiệu quả với PMS

14.  Áp dụng được một số phác đồ PMS trong một số bệnh lý

15.  Áp dụng được tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng căng thẳng sau chấn thương (Posttraumatic Stress Disorder Distress - PTSD) trong tiếp cận chẩn đoán

16.  Phân tích sinh lý bệnh và các yếu tố nguy cơ của PTSD

17.  Trình bày các phương pháp quản lý PTSD hiện tại

18.  Phân tích những gánh nặng của tổn thương tủy sống (Spinal Cord Injury – SCI) gây ra

19.  Trình bày được vai trò của TMS trong sự cải thiện 3 hậu quả chính của SCI dựa trên những bằng chứng hiện tại

20.  Trình bày được vai trò TMS trong điều trị rối loạn nói và nuốt sau đột quỵ

21.  Trình bày được vai trò và ứng dụng TMS trong điều trị rối loạn trầm cảm và ám ảnh cưỡng chế trên người bệnh Alhzeimer

22.  Trình bày được vai trò và ứng dụng TMS trong điều trị rối loạn trầm cảm trên người bệnh đau mạn tính

Kỹ năng

23.  Thực hành được điều trị TMS trong bệnh đau đầu và đau thần kinh

24.  Thực hành được điều trị TMS trong bệnh sa sút trí tuệ, suy giảm nhận thức

25.  Thực hành được điều trị TMS trong bệnh quản lý rối loạn vận động

26.  Thực hành được điều trị TMS trong bệnh quản lý di chứng sau đột quỵ não (vận động, rối loạn nói và nuốt)

27.  Thực hành được điều trị TMS trong bệnh động kinh

28.  Thực hành được điều trị TMS trong quản lý đau mạn tính

29.  Thực hành được điều trị TMS trong quản lý di chứng tổn thương tủy sống

30.  Thực hành được TMS trong điều trị rối loạn trầm cảm và ám ảnh cưỡng chế trên người bệnh Alhzeimer

31.  Thực hành được TMS trong điều trị rối loạn trầm cảm trên người bệnh đau mạn tính

Thái độ

32.  Nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá nguy cơ và lợi ích của thủ thuật, chọn lựa người bệnh

33. Nhận thức được tầm quan trọng của việc ra quyết định đúng đắn trong điều trị bệnh thần kinh mạn tính cho người bệnh

Đối tượng đăng ký

          -    Bác sĩ Y đa khoa có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa Thần kinh, Ngoại Thần kinh, Tâm Thần kinh, Phục hồi chức năng hoặc Nội tổng quát;

          -    Bác sĩ Y đa khoa đã tốt nghiệp sau đại học chuyên khoa Thần kinh, Ngoại Thần kinh, Tâm Thần kinh, Phục hồi chức năng hoặc Nội tổng quát;

          -    Bác sĩ Y đa khoa có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa Nội, Ngoại đang công tác tại khoa: Thần kinh, Ngoại Thần kinh, Tâm Thần kinh, Phục hồi chức năng hoặc Nội tổng quát (có giấy xác nhận/giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị công tác);

- Bác sĩ Y đa khoa đã có 01 năm công tác tại khoa: Thần kinh, Ngoại Thần kinh, Tâm Thần kinh, Vật lý trị liệu, Phục hồi chức năng hoặc Nội Tổng quát (có giấy xác nhận/giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị công tác).

Nội dung khóa học

TT

Tên bài giảng – Giảng viên

Lý thuyết

Thực hành

Tổng

số

1

Kích thích từ trường xuyên sọ (TMS)

PGS TS BS. Nguyễn Minh Anh

TS BS. Lê Viết Thắng

16

32

48

2

An toàn và tác dụng phụ của kích thích từ trường xuyên sọ

TS BS. Lê Viết Thắng

16

8

24

3

Ứng dụng TMS trong điều trị đau đầu và đau thần kinh.

TS BS. Lê Viết Thắng

ThS BS. Đỗ Trọng Phước

16

56

72

4

Ứng dụng kỹ thuật TMS trong suy giảm nhận thức nhẹ và Alzheimer giai đoạn nhẹ

BS CKII. Tống Mai Trang

8

16

24

5

Kích thích từ trường xuyên sọ, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng sau đột quỵ

TS BS. Lê Viết Thắng

ThS VLTL. Lê Thanh Vân

16

32

48

6

Ứng dụng TMS trên người bệnh rối loạn vận động

PGS TS BS. Nguyễn Minh Anh

TS BS. Trần Ngọc Tài

8

16

24

7

TMS trong quản lý những rối loạn thần kinh mạn tính

TS BS. Lê Viết Thắng

16

16

32

8

Điều trị trầm cảm và ám ảnh cưỡng chế trên bệnh nhân Alzheimer

BS CKII. Tống Mai Trang

BS CKI. Nguyễn Vĩnh Khang

8

16

24

9

Kích thích từ trường ngoại biên cơ bản

TS BS. Lê Viết Thắng

ThS BS. Đỗ Trọng Phước

16

32

48

10

Ứng dụng kích thích từ trường xuyên sọ trong điều trị rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)

TS BS. Lê Viết Thắng

ThS BS. Đỗ Trọng Phước

16

32

48

11

Ứng dụng TMS và sự phục hồi sau chấn thương tủy sống (SCI)

PGS TS BS. Nguyễn Minh Anh

ThS BS. Đỗ Trọng Phước

16

24

40

12

TMS trong điều trị mất ngôn ngữ sau đột quỵ

TS NNTL. Lê Khánh Điền

TS BS. Lê Viết Thắng

16

24

40

13

Kích thích từ trường xuyên sọ trong điều trị rối loạn tâm thần kinh mạn tính

TS BS. Lê Viết Thắng

8

16

24

14

Ứng dụng TMS trong quản lý rối loạn trầm cảm trên người bệnh đau mạn tính

TS BS. Lê Viết Thắng

8

16

24

 

Tổng số tiết

176

344

520

 

Danh sách giảng viên

-     PGS TS BS. Nguyễn Minh Anh, Phó Trưởng Bộ môn Ngoại Thần kinh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh; Trưởng Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh,

Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật thần kinh Việt Nam;

-     TS BS. Trần Ngọc Tài, Phó Trưởng Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

-     TS BS. Lê Viết Thắng, Bộ môn Ngoại thần kinh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh;

Trưởng Đơn vị Điều trị Đau, Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh;

-     BS CKII. Tống Mai Trang, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh;

-   ThS VLTL. Lê Thanh Vân, Trưởng Bộ môn Vật lý trị liệu, Khoa Điều dưỡng Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh;

-     TS NNTL. Lê Khánh Điền, Trưởng Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện An Bình;

-     ThS BS. Đỗ Trọng Phước, Bộ môn Ngoại thần kinh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh; Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh;

- BS CKI. Nguyễn Vĩnh Khang, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh;

Địa điểm học

Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Số 215 Hồng Bàng, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Cùng chủ đề