* Kiến thức:
1. Mô tả giải phẫu ứng dụng và cơ sinh học khớp háng.
2. Tiếp cận lâm sàng và hình ảnh học tổn thương khớp háng.
3. Xác định các chỉ định/ chống chỉ định điều trị thay khớp háng.
4. Trình bày kiến thức cơ bản về vật liệu, cơ sinh học các phần của khớp háng nhân tạo.
5. Mô tả cách tổ chức thực hiện một phẫu thuật thay khớp háng.
6. Xác định các nguyên tắc các phẫu thuật thay khớp háng cơ bản.
7. Phân tích các bước chuẩn bị và thực hiện các phẫu thuật thay khớp háng cơ bản.
8. Thảo luận các biện pháp dự phòng, chẩn đoán sớm và xử trí các biến chứng.
9. Trình bày vai trò của phục hồi chức năng (PHCN) trước, trong và sau thay khớp háng.
10. Trình bày các căn cứ làm việc nhóm với PHCN.
* Kỹ năng:
11. Thực hiện thành thạo các thăm khám lâm sàng và ra chỉ định thăm dò hình ảnh học khớp háng.
12. Thực hiện thành thạo đánh giá nội khoa trước mổ.
13. Xác định các dấu hiệu bệnh lí trên các thăm dò hình ảnh học.
14. Sắp xếp có tổ chức khoa học và an toàn một phòng mổ thay khớp.
15. Đặt tư thế bệnh nhân thích hợp với phẫu thuật dự kiến.
16. Xác định các mốc giải phẫu (liên quan đến phẫu thuật).
17. Xác định và thực hiện đường vào khớp háng thích hợp.
18. Sử dụng kháng sinh và chống đông hợp lí và an toàn.
19. Thực hiện lấy bỏ chỏm.
20. Thực hiện chuẩn bị ổ cối.
21. Thực hiện chọn, đặt và kiểm tra ổ cối nhân tạo.
22. Thực hiện chuẩn bị phần đùi.
23. Thực hiện và kiểm tra đặt chuôi khớp nhân tạo không xi măng.
24. Thực hiện và kiểm tra đặt chuôi khớp nhân tạo có xi măng.
25. Thực hiện chọn, đặt và kiểm tra chỏm-cổ nhân tạo.
26. Thực hiện nắn chỏm nhân tạo.
27. Thực hiện các bước kiểm tra sau đặt khớp.
28. Thực hiện phục hồi giải phẫu mô mềm khớp háng.
29. Thực hiện một số kỹ thuật PHCN đơn giản sau mổ.
30. Ra y lệnh các thuốc cơ bản sau mổ.
* Thái độ:
31. Tuân thủ qui trình phẫu thuật thay khớp háng.
32. Tuân thủ các biện pháp phòng chống nhiễm trùng.
33. Không lạm dụng kỹ thuật.