SIÊU ÂM TRONG LÒNG MẠCH (IVUS) VÀ KHẢO SÁT SINH LÝ LÒNG MẠCH (FFR/IFR)

SIÊU ÂM TRONG LÒNG MẠCH (IVUS) VÀ KHẢO SÁT SINH LÝ LÒNG MẠCH (FFR/IFR)

Số tiết học: 486
Khai giảng:
Loại hình đào tạo: Bồi dưỡng Sau Đại học
Hình thức học: Trực tiếp

Chụp động mạch có những hạn chế vì chỉ là hình chiếu hai chiều của lòng mạch vành và không thể mô tả chính xác giải phẫu ba chiều phức tạp của thành mạch. Vì siêu âm nội mạch giúp bác sĩ thấy hình ảnh của mảng xơ vữa trong không gian ba chiều, qua đó xác định cỡ stent và chiều dài stent phù hợp, bên cạnh đó đo phân xuất dữ trữ vành giúp xác định tổn thương nào cần phải can thiệp đặc biệt trong bối cảnh bệnh nhân có nhiều tổn thương ở nhiều nhánh khác nhau. Do đó siêu âm nội mạch và đánh giá chức năng thông qua FFR là hai công cụ cần thiết cho tất cả các phòng thông tin hiện nay.


Lịch khai giảng
Mã khóa Tên khóa Lịch học Thời gian Địa chỉ học
IVUSFFR_K1_DTNL SIÊU ÂM TRONG LÒNG MẠCH (IVUS) VÀ KHẢO SÁT SINH LÝ LÒNG MẠCH (FFR/IFR), KHÓA 01

22/03/2024 - 22/06/2024

Mục tiêu khóa học

Sau khóa học, học viên được cung cấp toàn diện kiến thức, chỉ định, phân tích, thực hành đo đạc các thông số siêu âm nội mạch và đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành.

  1. Kiến thc:

1. Trình bày được kiến thức tổng quan về siêu âm trong lòng mạch.

2. Trình bày được các kiến thức tổng quan về khảo sát sinh lý lòng mạch.

3. Trình bày được các chỉ định và chống chỉ định của siêu âm trong lòng mạch.

4. Trình bày được các chỉ định và chống chỉ định của khảo sát sinh lý lòng mạch.

5. Trình bày được các bước thực hiện siêu âm trong lòng mạch.

6. Trình bày được các bước thực hiện khảo sát sinh lý lòng mạch.

7. Trình bày được các thông số đo đạc siêu âm trong lòng mạch và sinh lý lòng mạch.

8. Trình bày và phân tích được các hình ảnh siêu âm trong lòng mạch và các thông số sinh lý lòng mạch.

  1. Kỹ năng:

9. Thực hành được các bước chuẩn bị siêu âm lòng mạch.

10. Thực hành được các bước thực hiện thao tác siêu âm lòng mạch.

11. Thực hành được các bước chuẩn bị khảo sát sinh lý lòng mạch.

12. Thực hành được các bước thực hiện thao tác khảo sát sinh lý lòng mạch.

13. Đo đạc được các thông số siêu âm lòng mạch.

14. Đo đạc được các thông số khảo sát sinh lý lòng mạch.

15. Khảo sát và phân tích được hình ảnh bình thường và hình ảnh bệnh lý trong siêu âm lòng mạch.

16. Khảo sát và phân tích được thông số sinh lý lòng mạch.

  1. Thái độ:

17. Nhận thức được tầm quan trọng của việc chỉ định và thực hiện đúng thủ thuật Tim mạch Can thiệp

18. Tuân thủ các nguyên tắc y đức trong khi ra quyết định trong thực hành y khoa hàng ngày và áp dụng các chuẩn mực đạo đức y khoa

19. Có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế thực hành lâm sàng để làm việc độc lập, tự định hướng và phát triển kỹ năng, năng lực cá nhân

Đối tượng đăng ký

Bác sĩ có chứng chỉ hành nghề Y đa khoa hoặc Nội tổng quát hoặc Tim Mạch và có giấy xác nhận đang làm việc tại phòng thông tim hoặc giấy giới thiệu/quyết định cử đi học của bệnh viện đối với đơn vị chưa có phòng thông tim.

Nội dung khóa học

4.1. Chương trình đào tạo IVUS:

STT

Tên bài giảng – Giảng viên

Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

Tổng số

1

Nguyên lý, sự cần thiết, các hình ảnh của IVUS

GS. TS. Võ Thành Nhân

2

 

2

2

Chỉ định siêu âm trong lòng mạch

PGS. TS. Nguyễn Văn Tân

2

 

2

3

Làm thế nào để thực hiện siêu âm trong lòng mạch (IVUS)? Chuẩn bị dụng cụ. Cách thao tác hệ thống máy

TS. Nguyễn Thượng Nghĩa

2

 

2

4

Các bước phân tích hình ảnh, xảo ảnh của IVUS

GS. TS. Võ Thành Nhân

2

 

2

5

Vai trò của IVUS trước, trong và sau PCI

TS. Huỳnh Trung Cang

2

 

2

6

Cập nhật các bằng chứng lâm sàng về siêu âm trong lòng mạch

PGS. TS. Nguyễn Văn Tân

2

 

2

7

Kỹ thuật đo đạc các thông số IVUS

BSCK2. Lý Ích Trung

2

 

2

8

Ứng dụng IVUS trên thực hành lâm sàng

GS. TS. Võ Thành Nhân

2

 

2

9

Thảo luận ca

GS. TS. Võ Thành Nhân

 

8

8

10

Thực hành các bước chuẩn bị dụng cụ

TS. Huỳnh Trung Cang,

BSCK2 Lý Ích Trung

 

10

10

 11

Thực hành các bước siêu âm lòng mạch

TS. Huỳnh Trung Cang,

BSCK2 Lý Ích Trung

 

10

10

12

Thực hành phân tích hình ảnh của BN nơi công tác của học viên

GS. TS. Võ Thành Nhân

 

200

200

Tổng số

16

228

244

4.2. Chương trình đào tạo khảo sát sinh lý lòng mạch

STT

Tên bài giảng - Giảng viên

Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

Tổng số

1

Hình ảnh học lòng mạch có thể thay thế sinh lý lòng mạch? Đâu là những hạn chế của hình ảnh học?

GS. TS. Võ Thành Nhân

2

 

2

2

Nguyên lý khảo sát thông số dự trữ vành FFR, iFR và CFR

PGS. TS. Hồ Thượng Dũng

2

 

2

3

Các nghiên cứu đánh giá thiếu máu cơ tim dựa trên sinh lý hay chức năng

PGS. TS. Hồ Thượng Dũng

2

 

2

4

Hiểu về những trường hợp không phù hợp giữa iFR & FFR: nên theo thông số nào?

PGS. Nguyễn Văn Tân

2

 

2

5

Khảo sát thông số iFR & FFR: các bước thực hiện, một số mẹo và lưu ý

GS. TS. Võ Thành Nhân

4

 

4

6

Ứng dụng khảo sát sinh lý lòng mạch trên thực hành lâm sàng. Tần suất bệnh nhân rời khỏi cathlab với thiếu máu cục bộ còn lại (residual ischema): DEFINE PCI Study

TS. Huỳnh Trung Cang

2

 

2

7

Thảo luận ca

GS. TS. Võ Thành Nhân

 

8

8

8

Thực hành các bước chuẩn bị dụng cụ

TS. Huỳnh Trung Cang,  BS. CK II. Lý Ích Trung

 

10

10

9

Thực hành các bước khảo sát sinh lý lòng mạch

TS. Nguyễn Thượng Nghĩa, TS. Huỳnh Trung Cang

 

10

10

10

Thực hành phân tích thông số khảo sát sinh lý lòng mạch BN tại BV nơi công tác của học viên

GS. TS. Võ Thành Nhân

 

200

200

Tổng số

14

228

242

 

Danh sách giảng viên

1. GS.TS.BS. Võ Thành Nhân – Chủ tịch Liên chi hội Tim mạch Can Thiệp Thành phố Hồ Chí Minh; Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Vinmec Central Park Thành phố Hồ Chí Minh.

2. PGS.TS.BS. Hồ Thượng Dũng – Phó chủ tịch Liên chi hội Tim mạch Can Thiệp Thành phố Hồ Chí Minh; Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. TS.BS. Nguyễn Thượng Nghĩa - Phó chủ tịch Liên chi hội Tim mạch Can Thiệp Thành phố Hồ Chí Minh; Trưởng khoa Tim mạch Can thiệp Bệnh viện Chợ Rẫy.

4. PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Tân – Uỷ viên Ban chấp hành Liên chi hội Tim mạch Can Thiệp Thành phố Hồ Chí Minh; Trưởng khoa Tim mạch Cấp cứu và Can thiệp Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. BS.CKII. Lý Ích Trung – Uỷ viên Ban chấp hành Liên chi hội Tim mạch Can Thiệp Thành phố Hồ Chí Minh; Phó Trưởng khoa Tim mạch Can thiệp Bệnh viện Chợ Rẫy.

6. TS.BS. Huỳnh Trung Cang – Trưởng khoa Tim mạch Can thiệp Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang.

Địa điểm học

+ Lý thuyết: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Hội trường Liên chi hội Tim Mạch Can Thiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Thực hành: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang.

Cùng chủ đề