* Kiến thức:
1. Nhận biết và ứng dụng được kiến thức cơ bản về đột quỵ: Cơ chế bệnh sinh, yếu tố nguy cơ, nguyên nhân, chẩn đoán sớm đột quỵ bằng lâm sàng và cận lâm sàng.
2. Phân tích được đặc điểm và ứng dụng của các phương pháp điều trị cấp cứu tái thông đột quỵ thiếu máu não, quy trình cấp cứu tái thông đột quỵ cấp.
3. Trình bày và giải thích được nguyên lý và quy trình chăm sóc điều trị đột quỵ ngoài giai đoạn cấp cứu tái thông, gồm điều trị nội khoa, dinh dưỡng, phòng chống biến chứng, phục hồi chức năng và dự phòng tái phát.
4. Phân tích được các phương thức chẩn đoán và điều trị xuất huyết não, xuất huyết dưới nhện, huyết khối tĩnh mạch nội sọ.
* Kỹ năng:
5. Thực hiện được việc đánh giá cơ bản để nhận diện đột quỵ cấp, khởi động và thực hiện được quy trình cấp cứu bằng tái thông mạch.
6. Có khả năng ra quyết định tái thông, nhận diện và xử trí các biến chứng.
7. Ra được chỉ định và diễn giải kết quả các khảo sát chẩn đoán hình ảnh và các cận lâm sàng khác cho bệnh nhân đột quỵ trong giai đoạn cấp và các giai đoạn về sau.
8. Thực hiện được quy trình chăm sóc điều trị toàn diện đột quỵ - phòng và điều trị các biến chứng và phục hồi chức năng.
9. Thực hiện được việc chẩn đoán căn nguyên, điều trị theo căn nguyên và dự phòng tái phát.
10. Thực hiện được việc tư vấn, giải thích tình trạng bệnh và hướng dẫn ngưởi bệnh, người nhà tham gia các quyết định điều trị, đặc biệt là điều trị tái thông.
11. Có thái độ ưu tiên tuyệt đối cho bệnh nhân đột quỵ/ nghi ngờ đột quỵ.
12. Hiểu rõ “thời gian là não” và đột quỵ có thể cứu chữa được nếu kịp thời, để hành động hợp lý, phá bỏ các rào cản để tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân.