* Kiến thức:
1. Phân biệt được các loại vết thương mạn tính, các loại lỗ mở ra da/dẫn lưu.
2. Thảo luận các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành thương và biến chứng lỗ mở ra da/dẫn lưu.
3. Thảo luận các vấn đề cần nhận định khi quản lý vết thương mạn tính, lỗ mở ra da/ dẫn lưu và nguyên tắc quản lý vết thương, lỗ mở ra da dựa vào chứng cứ.
4. Lựa chọn được các loại dung dịch, sản phẩm băng gạc, chăm sóc da và quản lý dịch tiết phù hợp tình trạng vết thương và lỗ mở ra da/dẫn lưu.
* Kỹ năng:
5. Nhận định được vết thương mạn tính và tình trạng lỗ mở ra da/dẫn lưu.
6. Áp dụng thực hành dựa trên chứng cứ trong việc xây dựng kế hoạch quản lý vết thương mạn tính, lỗ mở ra da/ dẫn lưu.
7. Thực hiện được kỹ thuật thay túi chứa dịch lỗ mở ra da/thay băng chân dẫn lưu an toàn, hiệu quả trên tình huống mô phỏng lâm sàng.
* Thái độ:
8. Nhận thức được tầm quan trọng trong việc áp dụng thực hành dựa trên chứng cứ trong quản lý vết thương mạn tính, lỗ mở ra da.
9. Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý hiệu quả vết thương mạn tính và lỗ mở ra da/dẫn lưu đối với các hoạt động thể chất và tinh thần của người bệnh
10. Thể hiện thái độ chuyên nghiệp, nghiêm túc trong việc duy trì sự an toàn trong thực hành chăm sóc người bệnh có vết thương mạn tính và lỗ mở ra da.