TIM MẠCH CAN THIỆP

TIM MẠCH CAN THIỆP

(7)
Số tiết học: 3988
Khai giảng:
Loại hình đào tạo: Bồi dưỡng Sau Đại học
Hình thức học: Trực tiếp

Hiện nay, bệnh lý tim mạch ngày càng tăng nhanh khi mức sống của người dân được cải thiện và tuổi thọ của người dân tăng. Các biến cố tim mạch nặng như nhồi máu cơ tim cấp do đó cũng ngày càng tăng, đòi hỏi thái độ xử trí đúng đắn và kịp thời của thầy thuốc với sự tham gia của các chuyên khoa sâu nội tim mạch – tim mạch can thiệp – ngoại tim mạch. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng cán bộ y tế trong lĩnh vực tim mạch, đặc biệt trong chuyên ngành sâu là Tim mạch can thiệp chưa đồng đều và chưa đáp ứng được hết nhu cầu chăm sóc sức khỏe tim mạch cho người dân. Trong hệ thống các trường Đại học Y tại Việt Nam, việc đào tạo và cung cấp nguồn cán bộ y tế trình độ cao và chuyên sâu trong lĩnh vực Tim mạch can thiệp còn chưa có, các trường đều chỉ đào tạo chuyên ngành Nội – Tim mạch nên hầu hết các Bệnh viện có phòng thông tim (77 Bệnh viện ở miền Nam, trong đó riêng Thành phố Hồ Chí Minh là 26 Bệnh viện) đều chưa có đủ nhân lực được đào tạo bài bản, có hệ thống về Tim mạch can thiệp.

Trước thực tế trên, với trách nhiệm, uy tín cũng như năng lực và kinh nghiệm của mình, Trung tâm Đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Liên chi hội Tim mạch can thiệp TP.HCM xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng Sau Đại học về Tim mạch can thiệp.


Lịch khai giảng
Mã khóa Tên khóa Lịch học Thời gian Địa chỉ học
SHC_122 TIM MẠCH CAN THIỆP - KHÓA 02

Thứ 2, 3, 4, 5, 6
hàng tuần

08/10/2022 - 08/10/2024

TMCT2 TIM MẠCH CAN THIỆP - KHÓA 02

30/03/2024 - 30/03/2026

217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Mục tiêu khóa học

Kiến thức:

1. Phân tích và vận dụng các biện pháp điều trị nội khoa (chỉ định, chống chỉ định, cơ chế, liều lượng, cách sử dụng các thuốc) để điều trị Nội khoa tối ưu cho các bệnh lý tim mạch có thể điều trị bổ sung bằng thủ thuật can thiệp.

2. Phân tích nguyên nhân, triệu chứng để đề nghị các xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt các bệnh lý tim mạch.

3. Nắm các nguyên lý để thực hiện thành công các thủ thuật can thiệp cơ bản trong tim mạch can thiệp.

4. Quản lý và theo dõi bệnh nhân nội, ngoại trú các bệnh thuộc chuyên khoa Tim mạch can thiệp (là các bệnh tim mạch có thể dùng biện pháp can thiệp qua ống thông ở một giai đoạn phát triển nhất định của bệnh).

Kỹ năng:

5. Chẩn đoán và điều trị các bệnh thuộc chuyên ngành (điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, vật lý, dinh dưỡng, tâm lý).

6. Thực hiện thường quy và hướng dẫn các thủ thuật Tim mạch can thiệp cơ bản: thông tim, chụp, can thiệp mạch vành chương trình và cấp cứu, bít dù tim bẩm sinh.

7. Sử dụng thành thạo một số thiết bị y tế để chẩn đoán và điều trị trong lĩnh vực Tim mạch can thiệp.

8. Thực hiện việc chăm sóc và theo dõi bệnh nhân trước và sau các thủ thuật can thiệp.

9. Xử trí các biến chứng mạch máu và biến chứng cơ học thường gặp của can thiệp tim mạch.

Thái độ:

10. Nhận thức tầm quan trọng của việc chỉ định và thực hiện đúng thủ thuật Tim mạch can thiệp.

11. Tuân thủ các nguyên tắc y đức trong khi ra quyết định trong thực hành y khoa hàng ngày và áp dụng các chuẩn mực đạo đức y khoa.

12. Có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế thực hành lâm sàng để làm việc độc lập, tự định hướng và phát triển kỹ năng, năng lực cá nhân.

13. Thấu hiểu và cảm thông với bệnh nhân.

14. Có tinh thần hỗ trợ đồng nghiệp trong làm việc nhóm.

15. Có khả năng thích nghi với môi trường học tập và làm việc.

Đối tượng đăng ký

- Bác sĩ đa khoa có chứng chỉ hành nghề Nội tổng quát hoặc Tim mạch.

- Đang làm việc tại các bệnh viện đã có phòng thông tim hoặc có kế hoạch triển khai phòng thông tim.

- Được cơ quan chủ quản cử đi học.

Nội dung khóa học

Chương trình đào tạo (2 năm): 3.988 tiết.

1. Năm 1: CHỨNG CHỈ THỦ THUẬT CHẨN ĐOÁN

   Lý thuyết: 78 tiết.

STT

Tên bài giảng

Số tiết

Tim mạch chung: 56 tiết

01

Hội chứng mạch vành mạn

02

02

Hội chứng mạch vành cấp

02

03

Bệnh tim bẩm sinh thường gặp ở người lớn

02

04

Bệnh tim cấu trúc thường gặp ở người lớn

02

05

Điều tri rối loạn Lipid máu

02

06

Điều trị kháng kết tập tiểu cầu

02

07

Điều trị kháng đông

02

08

Các thuốc điều trị Đái tháo đường

02

09

Điều trị Tăng huyết áp

02

10

Dự phòng và xử trí dị ứng cản quang

02

11

Dự phòng và xử trí bệnh thận do cản quang

02

12

Thuốc vận mạch trong thủ thuật tim mạch

02

13

An thần còn ý thức (Conscious Sedation) ở bệnh nhân can thiệp tim mạch

02

14

Cấp cứu tim mạch: Choáng tim

02

15

Chuyên đề Điện tâm đồ:

- Lớn các buồng tim

- Bệnh tim thiếu máu cục bộ

- Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất/ nội thất

- Rối loạn nhịp trên thất

- Rối loạn nhịp thất

 

02

02

02

02

02

16

Chuyên đề Siêu âm tim:

- Các buồng tim và đánh giá chức năng

- Đánh giá chuyển động vùng

- Đánh giá các van tim: 2 lá/ 3 lá/ ĐM chủ/ phổi

- Các bệnh tim với luồng thông trái/ phải

 

02

02

04

02

17

Chuyên đề CT trong TMCT: Nguyên lý, ứng dụng trong bệnh mạch vành và các bệnh lý khác.

04

18

Chuyên đề MRI trong TMCT: Nguyên lý, ứng dụng trong bệnh mạch vành và các bệnh lý khác.

04

Tim mạch can thiệp: 22 tiết

19

Chuyên đề Bước đầu thông tim:

- Sử dụng đầu đèn và di chuyển bàn

- Ống thông và dụng cụ (Sheath/ dây dẫn/manifold/các đường truyền/đường áp lực/dung dịch truyền)

- Các đường tiếp cận chụp mạch vành

- Chăm sóc sau thủ thuật

04

20

Chuyên đề Nguyên lý của hình ảnh học Xquang:

- Nguyên lý hình ảnh Xquang ở phòng thông tim

- Chụp mạch số hóa và chuẩn DICOM

- An toàn bức xạ và phòng tim

02

21

Chuyên đề Tối ưu hóa thủ thuật chẩn đoán:

- Các loại thuốc cản quang (huyết động, biến chứng, chi phí)

- Giải phẫu học hình thành mạch vành

- Chụp mạch vành và cầu nối.

- Các bất thường của hệ mạch vành

- Định lượng mức độ hẹp

06

22

Chuyên đề Thông tim trái:

- Đường áp lực các buồng tim, LVEDP

- Kích thước, chuyển động thành tim, Thể tích (EF), ước lượng hở van 2 lá,    hở van ĐM chủ

- Chụp buồng thất trái và ĐM chủ ngực

02

23

Chuyên đề Thông tim phải:

- Nhận định và đo các áp lực cơ bản, các dạng sóng (A,V, Trung bình)

- Đo cung lượng tim (Fick và pha loãng nhiệt)

- Đo và nhận định các chênh áp

- Tính diện tích lỗ van 2 lá và động mạch chủ: Công thức Gorlin

- Đo và tính toán các luồng thông ( trái phải và 2 chiều)

- Huyết động học trong các bệnh tim bẩm sinh thường gặp: Thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch

04

24

Chuyên đề Chụp mạch máu ngoại biên:

- Động mạch Cảnh

- Động mạch Thận

- Động mạch chủ Bụng/ Chậu/ Đùi

04

2. Năm 2: CHỨNG CHỈ THỦ THUẬT CAN THIỆP

Lý thuyết: 70 tiết

STT

Tên bài giảng

Số tiết

Can thiệp mạch vành: 40 tiết

01

Chuyên đề Bước đầu can thiệp mạch vành:

- Ống thông, dây dẫn, bóng, stent

- Nong bóng đơn thuần

- Các stent mạch vành: mạch tự nhiên, cầu nối

 

02

02

02

02

Chuyên đề Tổn thương lỗ xuất phát

02

03

Chuyên đề Tổn thương phân nhánh

04

04

Chuyên đề Kỹ thuật can thiệp các tổn thương tắc mãn tính:

- Thuận dòng

- Ngược dòng

06

05

Chuyên đề Các kế sách và mẹo trong can thiệp tổn thương phức tạp: Radial vs Femoral/ Guide choice/ size/ Variable guide technique (shape change, deep intubation)/ Buddy wire/ Wiggle wire/ Buddy balloon/ Anchor balloon/ Mother and child technique/ Guideliner-Guidezilla (“Torpedo” technique, “Variable guide” technique)/  Multiple short stent/ Balloon assisted tracking/ Rotablator/ Cutting balloon/ Make a custom guide using heatgun/ Dueling guide/ Progressive true lumen approach...

06

06

Chuyên đề hồi sức tim mạch:

Đặt bóng dội ngược ĐMC (IABP)

ECMO

04

07

Can thiệp mạch vành ở người cao tuổi

02

08

Các biến chứng trong can thiệp mạch vành

04

09

Chuyên đề Thăm dò nội mạch:

Đo phân xuất dự trữ vành FFR, iFR

Siêu âm trong lòng mạch IVUS

Chụp cắt lớp quang học OCT

06

Can thiệp tim mạch ngoài mạch vành: 30 tiết

10

Chuyên đề Bệnh van tim và liệu pháp qua ống thông:

- Nong van ĐM phổi

- Nong van ĐM chủ/ TAVI

- Kỹ thuật xuyên vách liên nhĩ

- Hẹp van 2 lá

- Hở van 2 lá

 

02

04

02

02

02

11

Chuyên đề Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn:

- Thông liên nhĩ/ Thông liên thất

- Còn ống động mạch

06

12

Chuyên đề Bệnh Động mạch chủ

02

13

Bệnh Động mạch cảnh

02

14

Bệnh Động mạch thận

02

15

Bệnh Động mạch chậu/đùi

02

16

Chuyên đề Các biến chứng trong can thiệp ngoài mạch vành

- Can thiệp tim bẩm sinh

- Can thiệp khác

 

02

02

 

* Thực hành (3.840 tiết/02 năm): 52 tuần (trừ Tết, các Ngày Lễ và Ngày Thi cuối khóa còn 48 tuần x 05 ngày x 08 tiết thực hành = 1.920 tiết thực hành/năm).

Danh sách giảng viên

1. GS.TS.BS. Võ Thành Nhân

14. TS.BS. Tôn Thất Minh

2. PGS.TS.BS. Châu Ngọc Hoa            

15. TS.BS. Ngô Minh Hùng

3. GS.TS.BS. Trương Quang Bình

16. TS.BS. Huỳnh Trung Cang

4. PGS.TS.BS. Hồ Thượng Dũng

17. TS.BS. Nguyễn Văn Tân

5. PGS.TS.BS. Đỗ Quang Huân

18. TS.BS. Trương Phi Hùng

6. PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Trí

19. BSCK2. Lý Ích Trung

7. PGS.TS.BS. Huỳnh Văn Thưởng

20. BSCK2. Nguyễn Tuyết Hằng

8. PGS.TS.BS. Hoàng Văn Sỹ

21. BSCK2. Nguyễn Tất Bình

9. TS.BS. Thân Hà Ngọc Thể

22. TS.BS. Nguyễn Tuấn Vũ

10. TS.BS. Trần Quang Khánh

23. TS.BS. Trần Thanh Vỹ

11. TS.BS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

24. TS.BS. Phan Thị Xuân

12. TS.BS. Nguyễn Thượng Nghĩa

25. BSCK2. Nguyễn Đỗ Anh

13. TS.BS. Đỗ Nguyên Tín

 

 

Địa điểm học

- Lý thuyết: Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

- Thực hành:

+ Học viên mà nơi làm việc chưa có Cathlab: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM, Viện Tim TP.HCM, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định TP.HCM, Bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang (và các Bệnh viện thoả tiêu chuẩn về số lượng bệnh nhân làm thủ thuật, Trưởng đơn vị thông tim can thiệp tối thiểu có học vị TS hay CK2, đồng ý nhận học viên).

+ Học viên của các Bệnh viện đã có phòng Cathlab: Tại Bệnh viện làm việc của mình nếu Bệnh viện đó đạt số lượng bệnh nhân theo yêu cầu.

Cùng chủ đề