Nhu cầu chăm sóc răng miệng, dự phòng và điều trị nha khoa ngày càng tăng, đòi hỏi gia tăng nguồn nhân lực chuyên ngành nha khoa từ bác sĩ Răng Hàm Mặt, điều dưỡng, kỹ thuật viên phục hình răng đến trợ thủ nha khoa. Trợ thủ nha khoa là một phần quan trọng và không thể thiếu trong ê kíp hành nghề nha khoa. Trợ thủ nha khoa giúp nâng cao hiệu quả, đảm bảo tính chuyên nghiệp trong công tác khám và điều trị; góp phần giúp bệnh nhân giảm căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái khi tới khám và điều trị răng miệng. Trợ thủ nha khoa được đào tạo để phụ giúp bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Răng Hàm Mặt, giúp gia tăng hiệu quả của các can thiệp nha khoa tại phòng khám. Ngoài ra, trợ thủ nha khoa còn tham gia các hoạt động và chương trình nâng cao sức khỏe răng miệng cộng đồng. Trợ thủ nha khoa có thể làm việc ở bất cứ cơ sở khám và điều trị bệnh răng miệng nào trong cả nước. Chính vì vậy, Lớp “Trợ thủ nha khoa” được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân viên nha khoa hỗ trợ công việc cho đội ngũ thầy thuốc răng hàm mặt và nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh
Học viên thuộc một trong hai đối tượng sau:
TT
Tên bài học
Số tín chỉ/tiết học
Lý thuyết
Thực hành
Tổng số
1
8
4
12
2
Giải phẫu bề mặt vùng đầu cổ
0
3
24
36
5
20
44
6
32
80
112
7
An toàn bức xạ và thực hành chụp phim X quang nha khoa
14
Nha khoa dự phòng và Giáo dục sức khỏe răng miệng
9
Cấp cứu nha khoa
10
Trợ thủ điều trị nha chu nâng cao (phẫu thuật nha chu)
11
Trợ thủ Chỉnh hình răng mặt
28
Trợ thủ Phẫu thuật miệng và phẫu thuật hàm mặt
13
16
Trợ thủ nha khoa kỹ thuật số
15
Thực tập Trợ thủ nha khoa
200
Tổng số tín chỉ/tiết
138
444
582
Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, số 652 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Đơn vị Tiệt khuẩn trung tâm (CSSD) là một đơn vị không thể thiếu trong chuyên môn của bệnh viện. CSSD chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ dụng cụ phẫu thuật và dụng cụ chăm sóc/điều trị khác và quản lý toàn bộ các loại đồ vải phẫu thuật, đồ vải nội trú, ngoại trú. Nhiệm vụ CSSD là cung cấp dụng cụ y tế (DCYT), đồ vải tiệt khuẩn đáp ứng nhu cầu sử dụng của người bệnh, nhân viên y tế cả về số lượng và chất lượng. Quá trình tái xử lý dụng cụ y tế cần phải được thực hiện đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế từ quá trình làm sạch, khử khuẩn, kiểm tra, đóng gói, tiệt khuẩn, lưu kho và cấp phát. Nếu tái xử lý dụng cụ y tế không được thực hiện đúng quy định thì có thể gây nên hậu quả như nhiễm khuẩn vết mổ hay lây nhiễm mầm bệnh cho người bệnh, nhân viên y tế (NVYT)... Do đó, việc NVYT cần phải được đào tạo và trang bị kiến thức đầy đủ về khử khuẩn, tiệt khuẩn là điều cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh.