VI PHẪU BÀN TAY CƠ BẢN

VI PHẪU BÀN TAY CƠ BẢN

Số tiết học: 320
Khai giảng:
Loại hình đào tạo: Bồi dưỡng Sau Đại học
Hình thức học: Trực tiếp

Bàn tay đóng một vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động sinh hoạt và lao động của con người. Các chấn thương xương, khớp, mô mềm và các cấu trúc quan trọng ở bàn tay do tai nạn giao thông hay tai nạn lao động là thường gặp trong thực hành lâm sàng hàng ngày của bác sĩ chấn thương chình hình. Việc xử trí các thương tổn này không phù hợp dù nhỏ cũng có thể để lại di chứng và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động tinh tế của bàn tay. Trường hợp nặng có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng lao động, sinh hoạt cũng như chất lượng sống của người bệnh. Do đó, việc trang bị các kiến thức cơ bản về chấn thương, khả năng nhận định và ra các quyết định đúng đắn cũng như kỹ năng can thiệp các thương tổn thường gặp ở bàn tay là điều hết sức cần thiết đối với các bác sĩ chấn thương chỉnh hình.

Chương trình đào tạo về vi phẫu bàn tay cơ bản với các bài giảng về lý thuyết, bài hướng dẫn thực tập trên mô hình, trên động vật và kiến tập/phụ mổ trên bệnh nhân giúp các bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình tăng cường kiến thức, kỹ năng và khả năng xử trí các thương tổn ở bàn tay. Bên cạnh đó, khóa đào tạo này còn giúp học viên từng bước làm quen với các dụng cụ vi phẫu và làm chủ kỹ thuật vi phẫu cơ bản thường gặp ở bàn tay từ đó điều trị tốt hơn cho bệnh nhân.


Lịch khai giảng
Mã khóa Tên khóa Lịch học Thời gian Địa chỉ học
VPBT_K1 VI PHẪU BÀN TAY CƠ BẢN, KHÓA 01

27/05/2024 - 19/07/2024

217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Mục tiêu khóa học

Sau học lớp này học viên có khả năng chẩn đoán, đưa ra quyết định điều trị, tổ chức thực hiện và thực hiện các phẫu thuật vi phẫu bàn tay cơ bản khâu nối gân gập, duỗi vùng bàn tay, vi phẫu khâu nối thần kinh, mạch máu, tạo vạt da tại chỗ che phủ các khuyết hổng ở bàn tay.

Kiến thức:

1. Mô tả đặc điểm các tổn thương/ khuyết hổng mô mềm ở bàn tay

2. Xác định các tổn thương cấp tính và mạn tính vùng bàn tay

3. Ra chỉ định các đường mổ mặt lòng, mặt lưng ở bàn – ngón tay

4. Phân tích các ưu khuyết điểm của các phương pháp khâu nối gân, phương pháp tạo hình ròng rọc và phục hồi dãy bên và dây chằng

5. Áp dụng các kiến thức cơ bản về giải phẫu, bệnh học và điều trị vào việc sắp xếp và chuẩn bị một trường hợp vi phẫu thuật bàn tay, bao gồm bảo quản, tiệt trùng các máy móc, dụng cụ liên quan đến phẫu thuật vi phẫu.

6. Áp dụng các nguyên tắc vào xử trí mô mềm vùng bàn tay

7. Áp dụng các nguyên tắc vào gân vùng bàn tay

8. Trình bày điều trị bệnh lí gân và thần kinh vùng bàn tay

9. Xác định vai trò của PHCN trong vi phẫu bàn tay

* Kỹ năng:

10. Thực hiện thành thạo các đường rạch da bàn tay

11. Thực hiện thành thạo tạo vạt xoay tại chỗ: vạt xoay ngẫu nhiên, vạt V-Y, vạt chéo ngón Vạt da nhánh xuyên vùng bàn tay

12. Thực hiện thành thạo tạo vạt da nhánh xuyên từ vùng cẳng tay

13. Thực hiện thành thạo tạo vạt bẹn có cuống

14. Thực hiện thành thạo bộc lộ gân ở các vùng gân gấp duỗi (5 vùng gấp, 8 vùng duỗi), kĩ thuật tạo hình ròng rọc-retinaculum

15. Thực hiện thành thạo khâu lõi gân gấp 2 trục và 4 trục

16. Thực hiện thành thạo khâu viền quanh gân gấp

17. Thực hiện thành thạo khâu nối gân duỗi

18. Thực hiện thành thạo các kỹ thuật cơ bản vi phẫu: cách sử dụng kính loupe, kính hiển vi, dụng cụ vi phẫu.

19. Duy trì đúng các tư thế đầu cổ, hai tay và cột sống lưng trong phẫu thuật vi phẫu.

20. Thực hiện thành thạo bộc lộ và chuẩn bị các cấu trúc vi phẫu (mạch máu, thần kinh)

21. Thực hiện thành thạo khâu nối động mạch tận tận, tận bên

22. Thực hiện thành thạo khâu nối tĩnh mạch tận tận, tận bên

23. Thực hiện thành thạo khâu ghép động mạch

24. Thực hiện thành thạo ghép tĩnh mạch

25. Thực hiện thành thạo khâu nối bao sợi thần kinh

26. Thực hiện thành thạo khâu nối bao bó sợi thần kinh

27. Thực hiện thành thạo ghép thần kinh

28. Thực hiện giải phóng ống thần kinh: ống cổ tay, ống Guyon, ống trụ

29. Thực hiện giải phóng các ròng rọc/mạc giữ gân

Thái độ:

30. Nhận thức được tầm quan trọng của cấu trúc tinh vi và chức năng tinh tế của bàn ngón tay.

31. Phối hợp đồng bộ trong phẫu thuật tạo hình, vi mạch.

Đối tượng đăng ký

Bác sỹ y đa khoa có một trong các điều kiện sau:

- Có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình hoặc Tạo hình;

- Đã tốt nghiệp sau đại học chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình hoặc Tạo hình;

- Có xác nhận thời gian công tác từ 06 tháng trở lên tại các cơ sở y tế về chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, Tạo hình hoặc Ngoại Tổng hợp.

Nội dung khóa học

Chương trình chi tiết: 320 tiết học

* Lý thuyết: 24 tiết

TT

Tên bài – Tên giảng viên

Số tiết học

Bệnh học

1

1. Xử trí vết thương bàn tay

TS.BS. Lê Ngọc Quyên

1

2

2. Săn sóc sau mổ vết thương bàn tay

 BS.CK2. Trương Trọng Tín

1

3

3. Cấp cứu trồng lại chi đứt lìa/ gần lìa.

  PGS.TS. Đỗ Phước Hùng

1

4

4. Các hội chứng chèn ép thần kinh ngoại biên thường gặp

TS.BS. Vũ Xuân Thành

1

5

5. Tổ chức phòng mổ vi phẫu

ThS.BS.  Lê Thị Lan Anh

1

Kỹ thuật vi phẫu bàn tay

6

Các đường mổ ở bàn tay

TS.BS.   Vũ Xuân Thành

1

7

Kỹ thuật phục hồi gân gấp thì đầu

 BS.CK2. Huỳnh Minh Thành

1

8

Kỹ thuật phục hồi gân duỗi thì đầu

 BS.CK2. Trần Văn Vương

1

9

Kỹ thuật phục hồi gân gấp thì hai

 BS.CK2. Huỳnh Thị Linh Thu

1

10

Kỹ thuật phục hồi gân duỗi thì hai

 BS.CK2. Huỳnh Thị Linh Thu

1

11

Các nguyên lý cơ bản kỹ năng bàn tay vi phẫu

PGS.TS. Đỗ Phước Hùng

1

12

Các dụng cụ cơ bản trong vi phẫu

ThS.BS. Lê Thị Lan Anh

1

13

Kỹ thuật vi phẫu khâu nối động mạch tận tận

ThS.BS. Lê Thị Lan Anh

1

14

Kỹ thuật khâu nối vi phẫu động mạch tận bên

ThS.BS. Lê Thị Lan Anh

1

15

Kỹ thuật khâu nối trên tĩnh mạch

ThS.BS. Lê Thị Lan Anh

1

16

Kỹ thuật vi phẫu khâu nối thần kinh

 BS.CK2. Trương Trọng Tín

1

17

Kỹ thuật ghép thần kinh

 BS.CK2. Trương Trọng Tín

1

18

Kỹ thuật tạo vạt da tại chổ/tại vùng thường dùng ở bàn tay,ngón tay

 BS.CK2. Trương Trọng Tín

1

19

Phẫu thuật HCOCT, Ống Guyon, ống khuỷu

TS.BS. Nguyễn Trung Hiếu

1

20

PHCN sau mổ nối gân gấp

ThS.BS. Phạm Đình Ngân Thanh, BS.CK1. Huỳnh Thành Chung

1

21

PHCN sau mổ nối gân duỗi ngón tay

ThS.BS. Phạm đình Ngân Thanh, BS.CK1. Huỳnh Thành Chung

1

22

PHCN sau phẫu thuật nối TK

 BS.CK1. Lê Thị Ngọc Tuyết

1

23

PHCN sau phẫu thuật giải áp thần kinh ngoại biên

BS.CK1. Lê Thị Ngọc Tuyết, BS.CK1. Huỳnh Thị Đan Thanh

1

24

Kiểm tra lý thuyết

1

Tổng số tiết

24

* Thực hành: 296 tiết

+ Thực hành skills lab: 56 tiết.

+ Thực hành bệnh viện: 236 tiết.

TT

Tên bài – Giảng viên

Số tiết học

Thực hành tiền lâm sàng

Các phẫu thuật và mô mềm

1

Kỹ thuật khâu nối gân gấp/ duỗi thì đầu

TS.BS. Lê Ngọc Quyên, BS.CK2. Trần Văn Vương

4

2

Kỹ thuật phục hồi gân gấp/duỗi thì hai

BS.CK2. Huỳnh Thị Linh Thu, BS.CK2. Huỳnh Minh Thành

4

3

Kỹ thuật PHCN sau nối gân

 BS.CK1. Huỳnh Thành Chung,  BS.CK1. Huỳnh Thị Đan Thanh

2

4

Kỹ thuật tạo các vạt cơ bản tại chỗ: V-Y, Moberg, chéo ngón, diều bay, ngược dòng

BS.CK2. Trương Trọng Tín, ThS.BS. Nguyễn Anh Khoa

4

5

Kỹ thuật tạo các vạt nhánh xuyên vùng cổ-bàn tay và vạt bẹn

BS.CK2. Trương Trọng Tín, TS.BS. Hoàng Đức Thái,

ThS.BS. Nguyễn Anh Khoa

4

6

Kỹ thuật mổ mở giải phóng ống cổ tay, ống Guyon, ống trụ

TS.BS. Vũ Xuân Thành, ThS.BS. Lê Hoàng Trúc Phương

4

7

Giới thiệu tính năng và cách sử dụng dụng cụ vi phẫu

ThS.BS. Lê Thị Lan Anh, ThS.BS. Phan Bá Vũ Đông, ThS.BS. Nguyễn Hoàng Phú

4

8

Kỹ thuật vi phẫu cơ bản trên mô hình nhân tạo

ThS.BS. Lê Thị Lan Anh, ThS.BS. Nguyễn Hoàng Phú, ThS.BS. Phan Bá Vũ Đông

4

9

Kỹ thuật phục hồi thần kinh trên mô hình đùi gà

ThS.BS. Lê Thị Lan Anh, ThS.BS. Nguyễn Hoàng Phú, ThS.BS. Phan Bá Vũ Đông, ThS.BS. Nguyễn Anh Khoa

4

10

Kỹ thuật phục hồi mạch máu trên mô hình đùi gà

 + Phẫu tích mạch máu

 + Khâu nối tận tận động mạch

ThS.BS. Lê Thị Lan Anh, ThS.BS. Nguyễn Hoàng Phú, ThS.BS. Phan Bá Vũ Đông

4

11

Kỹ thuật phục hồi mạch máu trên mô hình đùi gà

 + Phẫu tích mạch máu

 + Khâu nối tận bên động mạch

ThS.BS. Lê Thị Lan Anh, ThS.BS. Nguyễn Hoàng Phú, ThS.BS. Phan Bá Vũ Đông

4

12

Kỹ thuật phục hồi mạch máu trên mô hình đùi gà

 + Phẫu tích mạch máu

 + Khâu nối tận tận tĩnh mạch

ThS.BS. Lê Thị Lan Anh, ThS.BS. Nguyễn Hoàng Phú, ThS.BS. Phan Bá Vũ Đông

4

13

Kỹ thuật phục hồi mạch máu trên mô hình đùi gà

 + Phẫu tích mạch máu

 + Kỹ thuật ghép tĩnh mạch

ThS.BS. Lê Thị Lan Anh, ThS.BS. Nguyễn Hoàng Phú, ThS.BS. Phan Bá Vũ Đông

4

14

Thực hành một số kỹ thuật PHCN sau nối thần kinh

BS.CK1. Huỳnh Thành Chung, BS.CK1. Huỳnh Thị Đan Thanh

2

15

Tự ôn

Giảng viên Bộ môn CTCH và PHCN

4

 

Tổng số tiết thực hành skills lab

56

Thực hành bệnh viện:

 

Thực hành bệnh viện:

+ Bệnh viện Chợ Rẫy;

+ Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình.

236

 

Kiểm tra thực hành cuối khoá

4

Tổng số tiết của chương trình là: 320 tiết, bao gồm: 24 tiết lý thuyết + 56 tiết thực hành skills labs + 236 thực hành bệnh viện + 4 tiết kiểm tra thực hành cuối khoá.

Danh sách giảng viên

* Giảng viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh:

1. PGS. TS. Đỗ Phước Hùng - Trưởng Bộ môn Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng.

2. TS.BS. Hoàng Đức Thái, Bộ môn Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng.

3. TS.BS.  Lê Ngọc Quyên, Bộ môn Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng.

4. TS.BS.  Vũ Xuân Thành, Bộ môn Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng.

5. TS.BS. Trương Trọng Tín, Bộ môn Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng.

6. TS.BS. Nguyễn Trung Hiếu, BM. Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng.

7. ThS.BS. Lê Hoàng Trúc Phương, BM. Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng.

8. ThS.BS. Nguyễn Anh Khoa, BM. Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng.

9. BS.CK2. Huỳnh Minh Thành, BM. Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng.

10. BS.CK2. Trần Văn Vương, BM. Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng.

11. ThS.BS.Nguyễn Hoàng Phú, BM. Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng.

12. ThS.BS. Lê Thị Lan Anh, Trung tâm Phẫu thuật thực nghiệm.

13. ThS.BS. Phạm Đình Ngân Thanh, BM.Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng.

14. BS.CK1. Lê Thị Ngọc Tuyết, BM. Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng.

15. BS.CK1. Huỳnh Thành Chung, BM.Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng.

16. BS.CK1. Huỳnh Thị Đan Thanh, BM. Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng

17. ThS. Phan Bá Vũ Đông, Bộ môn Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng.

* Giảng viên thỉnh giảng:

1. BSCK2. Huỳnh Thị Linh Thu, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh.

 

Địa điểm học

+ Học lý thuyết: Lầu 3, khối A, P. 303-305, Trung tâm Phẫu thuật thực nghiệm.

+ Học thực hành mô hình, chân giò heo/gà: Lầu 3, khối A, P.303-305, Trung tâm Phẫu thuật thực nghiệm.

+ Thực tập Bệnh viện: Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh.

Cùng chủ đề