Cấp cứu ngưng tim ngưng thở, dị vật đường thở, liệu pháp thông khí, liệu pháp oxy, nhận diện và xử trí sốc phản vệ là những vấn đề cấp cứu nhi khoa cơ bản nhưng lại rất thường gặp tại các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe trẻ em, chủng ngừa…Mặc dù đây là những kỹ năng cấp cứu vô cùng cần thiết, ảnh hưởng lớn đến tiên lượng và kết cuộc của bệnh nhi nhưng ít được quan tâm đào tạo một cách bài bản. Nhiều nhân viên y tế chưa thuần thục trong những kỹ năng này do đó còn khá lúng túng khi thực hành lâm sàng. Do đó khóa học “Hồi sức cấp cứu nhi khoa cơ bản – sốc phản vệ” hy vọng sẽ giúp cho các bác sĩ nhi khoa, sản khoa, cấp cứu và điều dưỡng sẽ có được kiến thức, thái độ và kỹ năng tốt về những cấp cứu cơ bản ban đầu ở trẻ em, nhận diện và xử trí tốt sốc phản vệ, góp phần cứu sống và cải thiện dự hậu cho nhiều bệnh nhi.
10/06/2023 - 10/06/2023
* Kiến thức:
* Kỹ năng:
* Thái độ:
Bác sĩ chuyên ngành Nhi, Cấp cứu, Sản; Điều dưỡng; Nữ hộ sinh và Nhân viên y tế có nhu cầu.
STT
Nội dung
Số tiết
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
1.
Khai giảng.
PGS.TS Phùng Nguyễn Thế Nguyên
-
2.
Hoạt động hồi sức hiệu quả theo nhóm.
TS. Nguyễn Huy Luân
0,5
3.
Cấp cứu ngưng tim ngưng thở cơ bản - Xử trí trẻ bị sặc dị vật.
ThS. Bùi Thanh Liêm
4.
Kiểm soát thông khí và oxy liệu pháp.
ThS. Trần Thanh Thức
Giải lao
5.
Thực hành kỹ năng:
Học viên chia 4 nhóm:
- 2 trạm cấp cứu ngưng tim ngưng thở, dị vật đường thở
- 2 trạm kiểm soát thông khí và oxy liệu pháp
03
6.
Nhận diện và xử trí sốc phản vệ ở trẻ em.
Nghỉ trưa
7.
Thực hành kỹ năng: xử trí sốc phản vệ (nhận diện sốc phản vệ, sử dụng adrenaline, corticoid, antihistamine, cấp cứu ngưng tim ngưng thở, thông khí bóng mask, đặt NKQ, sử dụng oxy, theo dõi, chuyển viện an toàn, báo cáo sự cố và giải thích thân nhân)
- 1 trạm chẩn đoán sốc phản vệ.
- 1 trạm dùng adrenalin và kháng histamin, steroid
- 1 trạm CPR trong tình huống trẻ nhỏ
- 1 trạm CPR trong tình huống trẻ lớn
8.
Kiểm tra cuối khóa
Tổng số tiết học
08
02
06
* Giảng viên phân môn hồi sức cấp cứu của Bộ môn Nhi Đại học Y Dược TP.HCM:
1. PGS.TS. Phùng Nguyễn Thế Nguyên
2. TS. Nguyễn Huy Luân
3. BSCK2. Ngô Thị Thanh Thủy
4. ThS. Lê Phước Truyền
5. ThS. Bùi Thanh Liêm
6. ThS. Trần Thanh Thức
7. BSCK1. Trần Minh Tuân
Trung tâm ATCS, lầu 11, tòa nhà mới 15 tầng – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, số 217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM.
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là hậu quả không mong muốn trong thực hành khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc người bệnh. NKBV làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tăng tỷ lệ tử vong; gia tăng số ngày nằm viện; làm tăng chi phí y tế; ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng của các cơ sở khám bệnh. Các báo cáo đã cho thấy tỷ lệ NKBV cao tại những cơ sở khám chữa bệnh không tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản trong chăm sóc, điều trị người bệnh và ở những nơi kiến thức, thái độ của nhân viên y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn còn hạn chế. Để giảm tỷ lệ NKBV, đòi hỏi nhân viên y tế phải cập nhật những kiến thức, kỹ năng, thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn. Chương trình đào tạo này nhằm cập nhật kiến thức, kỹ năng, thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản cho các nhân viên y tế phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn, các thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn, các nhân viên y tế đang công tác tại các cơ sở y tế và người có trình độ chuyên môn thuộc khối ngành khoa học sức khỏe quan tâm đến công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.