KỸ THUẬT CHÍCH MẬT TRONG CHẾ BIẾN VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN TỪ KINH NGHIỆM ĐẾN Y HỌC CHỨNG CỨ

KỸ THUẬT CHÍCH MẬT TRONG CHẾ BIẾN VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN TỪ KINH NGHIỆM ĐẾN Y HỌC CHỨNG CỨ

Số tiết học: 4
Khai giảng:
Loại hình đào tạo: Bồi dưỡng và Cập nhật kiến thức
Hình thức học: Trực tuyến
Địa chỉ học: Học trực tuyến

Chế biến dược liệu hay bào chế thuốc là quá trình chế biến sử dụng lửa, nước, hoặc kết hợp nước và lửa hoặc các phụ liệu khác nhau tùy theo yêu cầu của từng vị thuốc cổ truyền. Theo Y học cổ truyền phương Đông, cơ sở của việc hình thành nên các kỹ thuật bào chế này là dựa vào các học thuyết cơ bản như học thuyết Âm Dương, học thuyết Ngũ hành, học thuyết Kinh lạc, …. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự thay đổi của vị thuốc về mặt đặc tính lý hóa sau khi bào chế ngày càng được quan tâm, với mong muốn chuẩn hóa quy trình bào chế và phát triển các phương pháp mới mang tính kết hợp giữa Y học cổ truyền, Y học hiện đại và Y học chứng cứ. Một trong những kỹ thuật tẩm sao có thể kể đến là kỹ thuật chích mật. Chích mật là một trong những phương pháp chế biến dược liệu bằng kỹ thuật hỏa chế có sử dụng phụ liệu là mật ong với mục đích tăng dẫn thuốc vào kinh Tỳ, làm tăng tác dụng kiện Tỳ, ích khí, nhuận bổ, hòa Vị của vị thuốc.


Lịch khai giảng
Mã khóa Tên khóa Lịch học Thời gian Địa chỉ học
KTCM_YHCT KỸ THUẬT CHÍCH MẬT TRONG CHẾ BIẾN VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN TỪ KINH NGHIỆM ĐẾN Y HỌC CHỨNG CỨ

16/12/2023 - 16/12/2023

Học trực tuyến
Mục tiêu khóa học

Kiến thức

1. Trình bày được định nghĩa, đặc điểm, nguyên tắc chích mật

2. Phân tích được kỹ thuật chích mật

3. Trình bày được một số bằng chứng về sự thay đổi tác dụng của vị thuốc sau chích mật

Kỹ năng

4. Thực hiện đúng các bước kỹ thuật chích mật trong chế biến vị thuốc cổ truyền

Thái độ

5. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bào chế đúng cách thuốc cổ truyền.

6. Phối hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong chăm sóc người bệnh.

Đối tượng đăng ký

Bác sĩ Y học cổ truyền, Y sĩ Y học cổ truyền, Lương y, Dược sĩ và tất cả nhân viên y tế có quan tâm.

Nội dung khóa học

STT

Tên bài

Giảng viên

Số tiết học

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

1.

Kỹ thuật chích mật trong chế biến vị thuốc cổ truyền từ kinh nghiệm đến y học chứng cứ

TS.DS. Lê Thị Lan Phương

4

4

0

Tổng số tiết học

4

4

0

 

Danh sách giảng viên

Danh sách giảng viên của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh:

  1. TS.DS. Lê Thị Lan Phương – Trưởng Đơn vị Y Dược học cổ truyền, Phó trưởng Bộ môn - Phụ trách Bộ môn Bào chế đông dược, Khoa YHCT, Đại học Y Dược TP. HCM.

Danh sách trợ giảng:

  1. ThS.DS. Nguyễn Thị Hồng Hiểu – Nghiên cứu viên Đơn vị Y Dược học cổ truyền, Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
  2. DS. Trương Minh Nhựt – Nghiên cứu viên Đơn vị Y Dược học cổ truyền, Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

 

Địa điểm học

Học trực tuyến qua Zoom.

Cùng chủ đề