TIẾP CẬN TẦM SOÁT VÀ CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ THEO TIÊU CHUẨN

TIẾP CẬN TẦM SOÁT VÀ CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ THEO TIÊU CHUẨN

Số tiết học: 8
Khai giảng:
Loại hình đào tạo: Bồi dưỡng và Cập nhật kiến thức
Hình thức học: Trực tiếp

Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder - ASD) là một khuyết tật phát triển do sự khác biệt trong não gây ra và kéo dài suốt đời, ảnh hưởng đến việc giao tiếp và tương tác xã hội của người bệnh với những người khác và thế giới xung quanh. Theo CDC, tỉ lệ mắc phải rối loạn phổ tự kỷ năm 2016 là 1/68, năm 2020 là 1/59, tần suất nam & nữ là 4:1. Tại Việt Nam mặc dù chưa có một thống kê nào nói rõ tỉ lệ mắc rối loạn phổ tự kỷ, tuy nhiên, tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi Đồng 2 và Nhi Đồng Thành Phố, số lượng trẻ tự kỷ đến khám và can thiệp tăng mỗi năm. 

Cùng với sự phát triển không ngừng của hệ thống y tế, vấn đề chăm sóc và can thiệp trẻ tự kỷ đang được xã hội quan tâm rất nhiều. Các bệnh viện có khoa nhi và các trung tâm chăm sóc trẻ khuyết tật trên cả nước đã và đang phát triển các dịch vụ cung cấp can thiệp ngôn ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có chuyên môn về lĩnh vực can thiệp ngôn ngữ trị liệu còn rất hạn chế, do đây là lĩnh vực còn rất mới tại Việt Nam.


Lịch khai giảng
Mã khóa Tên khóa Lịch học Thời gian Địa chỉ học
TUKI TIẾP CẬN TẦM SOÁT VÀ CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ THEO TIÊU CHUẨN

17/12/2023 00:00 - 17/12/2023 00:00

217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Mục tiêu khóa học

* Kiến thức:

1. Trình bày các dấu hiệu sớm, dấu hiệu báo động đỏ rối loạn phổ tự kỷ theo thang STAT của  Mỹ.

2. Trình bày các phương tiện tầm soát trẻ nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ theo thang STAT của  Mỹ.

3. Trình bày quy trình thăm khám tầm soát rối loạn phổ tự kỷ.

4. Trình bày các bước chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ.

5. Trình bày các bệnh lý thường đi kèm với rối loạn phổ tự kỷ.

* Kỹ năng:

6. Thực hành phát hiện các dấu hiệu sớm, dấu hiệu báo động đỏ rối loạn phổ tự kỷ theo thang STAT của  Mỹ.

7. Thực hành tầm soát trẻ nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ theo thang STAT của  Mỹ.

8. Thực hành tiếp cận chẩn đoán trẻ nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ.

9. Thực hành phát hiện các bệnh lý thường đi kèm với rối loạn phổ tự kỷ.

* Thái độ:

10. Nhận thức tầm quan trọng của việc chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ.

11. Quan tâm người nhà và trẻ có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ.

12. Phối hợp chuyên khoa trong theo dõi trẻ có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ.

Đối tượng đăng ký

- Bác sĩ, Dược sĩ, Cử nhân Điều dưỡng, Cử nhân Phục hồi chức năng, Vật lí trị liệu.

- Cử nhân tâm lý, Cử nhân công tác xã hội, Cử nhân giáo dục đặc biệt.

- Người có trình độ cử nhân trở lên, đang công tác tại các trường giáo dục đặc biệt, các trường có nuôi dạy trẻ tự kỷ.

 

Nội dung khóa học

Thời gian

Nội dung

Giảng viên

07:30 – 8:30

Đón tiếp học viên, khai mạc  Pre-test

 

08:30 – 10:30

Cách phát hiện dấu hiệu sớm, dấu hiệu báo động đỏ & tầm soát trẻ nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ theo thang STAT của  Mỹ

ThS Hoàng Văn Quyên

ThS.BS Đinh Thạc

TS.BS Nguyễn An Nghĩa

10:45-11:30

Quy trình thăm khám phát hiện và tầm soát

TS.BS Nguyễn An Nghĩa

ThS Hoàng Văn Quyên

ThS.BS Đinh Thạc

11:30 – 13:00

Nghỉ trưa

 

13:00 – 15:00

Chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ

ThS.BS Đinh Thạc

ThS Hoàng Văn Quyên

TS.BS Nguyễn An Nghĩa

15:00-16:30

Các bệnh lý đi kèm rối loạn phổ tự kỷ

TS.BS Nguyễn An Nghĩa

ThS Hoàng Văn Quyên

ThS.BS Đinh Thạc

16:30-17:00

Làm Post-test, tổng kết lớp

 

 

Danh sách giảng viên

- ThS Hoàng Văn Quyên: Phó Trưởng khoa VLTL & PHCN, Bệnh viện Nhi Đồng 1; Điều phối Đào tạo Ngôn ngữ trị liệu, Trường  Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP. HCM.

- TS.BS Nguyễn An Nghĩa: Phó Trưởng khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1; Bộ môn Nhi – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

- ThS.BS Đinh Thạc: Trưởng khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng 1

Địa điểm học

Giảng đường 2, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, số 217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM.

Cùng chủ đề